Hotline: 09732.13579

Sơ cấp cứu cho người chết đuối | HỌC BƠI | Đuối nước

Sơ cấp cứu cho người chết đuối

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Sơ cấp cứu cho người chết đuối sau khi đã đưa nạn nhân lên bờ an toàn như thế nào?

  • Nếu nạn nhân tỉnh táo thì đặt nạn nhân nằm đầu thấp, nghiêng sang một bên, kiểm tra và lấy dị vật trong miệng ( nếu có ), sau dó ủ ấm cho nạn nhân, trấn an tinh thần và chuyển đến cơ sở y tế để theo dõi
  • Nếu nạn nhân bất tỉnh, thở yếu hoặc ngừng thở, tim ngừng đập cần tiến hành hà hơi thổi ngạt ( hô hấp nhân tạo )

Sơ cấp cứu cho người chết đuối thường người ta làm theo 2 cách sau

1. Hô hấp nhân tạo

– Khi nạn nhân bị ngừng thở nhưng tim còn đâp cần phải tiến hành ngay hô hấp nhân tạo

– Đặt nạn nhân nên nền cứng ( ván cứng, mặt đất bằng phẳng ), nới lỏng quần áo và các thứu chằng buộc làm cản trở hô hấp

– Người cấp cứu quỳ hoặc đứng bên trái ngang đầu nạn nhân

– Bàn tay trái đặt sát sau gáy, nâng nhẹ cổ và banh miệng

– Bàn tay phải đặt ngay ở trán làm ngửa đầu, ngón cái và ngón trỏ bịt mũi nạn nhân, mở rộng miệng nạn nhân

– Ngẩng đầu hít một hơi thật sâu, cúi đầu áp miệng của mình vào sát miệng nạn nhân sao cho không có kẽ hở đồng thời mắt nhìn ngực nạn nhân

– Dùng hơi thôit trong mình vào miệng nạn nhân tới khi ngực nạn nhân nhô lên. Sau đó, ngẩng đầu lên hít một hơi để hà tiếp theo. Thổi nhanh 5 lần liên tiếp, những lần sau cứ hà hơi 1 lần lại ép tim 5 lần với trẻ nhỏ tránh thổi quá mạnh làm vỡ phổi

cứu người chết đuốiSơ cấp cứu hô hấp nhân tạo cho nạn nhân

– Tần số thổi ngạt:

  • Đối với trẻ sơ sinh khoảng 30 lần/phút
  • Đối với trẻ nhỏ 20-25 lần / phút
  • Đối với trẻ lớn; 14-18 lần /phút

– Nếu thấy nạn nhân hồng trở lại hoặc tự thở lại được là tốt

– Nếu nạn nhân ngừng thở và không có mạch thì cấp cứu ngừng tuần hoàn đồng thời cấp cứu hô hấp

2. Thổi ngạt xoa bóp tim

– Khi tim không đập hoặc đập nhịp tim chậm dưới 60 lần / phút phải éo tim ngoài lồng ngực  kết hợp với hà hơi thổi ngạt ngay.

– Đặt nạn nhân trên nền phẳng cứng, cổ thẳng,đầu ngửa ra sau.

– Cởi áo nạn nhân để lộ vùng ngực. Người cấp cứu đứng hoặc quỳ ngang ngực ben trái nạn nhân. Hai bàn tay chồng lên nhau, đặt lên chỗ xương ức

– Dùng sức mạnh hai tay và cả người ấn mạnh xuống ép xương ức ra sau (cánh táy phải thẳng xuống phía gốc bàn tay, không gập khuỷu tay ) sao cho di chuyển xương ức lên xuống 4-5cm.

– Bàn tay và ngón tay không di chuyển và không được nâng lên xuống khi ép tim. Không được ép lên sườn nạn nhân vì có thể làm gãy xương, vỡ gan, vỡ nách…

– Với trẻ nhỏ (10-15 tuổi ) chỉ dùng một bàn tay để ép

– Trẻ bé hơn chỉ cần dùng sức bóp của hai tay hoặc hai ngón tay

– Ấn sâu xuống xương ức khoảng 2-3cm. Số lần ép 60-80 lần trong một phút. Cứ nhịp bóp tim thì thực hiện một lần thổi ngạt. Trong lúc ép tim, một người sờ mạch đùi, nếu có mạch tức  là động tác ép tim có hiệu quả, cần tiếp tục cho tới khi tim đập trở lại.

chet-duoi

Thổi ngạt và xoa bóp tim cho nạn nhân

Trung tâm dạy bơi giỏi nhất Hà Nội hocboi.edu.vn luôn chào đón tất cả các bạn cùng đến học bơi

=> Vui lòng gọi thầy Nghĩa 09732.13579 hoặc cô Ngân 09.1900.8998 nhận tư vấn miễn phí và hẹn lịch học thử

Tin khác

Hướng dẫn bơi sải

Hẹn gặp lại tất cả các bạn!

ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC BƠI

Lớp học bơi bạn đang quan tâm? *

Tags: , , , ,

Bài cùng danh mục

DMCA.com
Copyright © 2015 hocboi.edu.vn. All rights reserved.
Kết nối với chúng tôi
  • Facebook
  • google
  • Rss