Hotline: 09732.13579

Cách xử lý nhanh bé bị hóc, sặc | học bơi | dạy bơi

Cách xử lý nhanh bé bị hóc, sặc

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Hóc sặc là tình trạng nghẹt thở do dị vật lọt vào đường thở gây cản trở thông khí dẫn đến ngạt thở. Đây là một tai nạn phổ biến và khá nguy hiểm, xảy ra chủ yếu ở trẻ nhỏ, từ 6 tháng đến 3 tuổi cần phải xử trí nhanh để tránh những hậu quả đáng tiêc

Ở độ tuổi này trẻ thường tò mò, thích cho vào miệng những vật cầm chơi. Nhiều trẻ đi bơi, ngay cả ngườ lớn do trong quá trình học bơi khó có thể tránh khỏi một số trường hợp ngoài ý muốn như sặc nước, chuột rút hay những vấn đề khác và hoảng hốt không biết xử lý ra sao… Các phản xạ đóng mở thanh quản để bảo vệ đường thở khi ăn uống và khi hít thở chưa thuần thục nên rất dễ bị hóc sặc.

Nguyên nhân nào dẫn đến tai nạn hóc sặc?

Nguyên nhân tai nạn này thường nhiều có thể như:

  • Do trong khi tắm cho bé hay đưa trẻ đi bơi bé sợ hãi và bị sặc nước
  • Do người lớn vô tình gây tai nạn cho trẻ như cho trẻ ăn lúc đang khóc
  • Trẻ vừa ăn vừa cười giỡn
  • Cho ăn không đúng tư thế
  • Trẻ không nuốt người cho trẻ ăn bóp mũi trẻ lạ
  • Cho trẻ chơi những đồ vật nhỏ, sắc nhọn không có người trông coi

    dạy cho trẻ học bơi và không còn sợ nướcXử lý tình huống hóc, sặc nước khi dạy bơi cho trẻ

Cách xử lý nhanh bé bị hóc, sặc

Hóc sặc là một cấp cứu phải được xử trí nhanh, nếu không nhận biết sớm để thời gian kéo dài thì nguy cơ tử vong đối với trẻ là khó tránh khỏi.Trước kia, khi chưa có kỹ thuật nội soi đường hô hấp, tỷ lệ tử vong ở trẻ do sặc dị vật chiếm tới 20% tổng số tử vong chung. Người ta cũng nhận thấy, 80% tỷ lệ sặc dị vật đường hô hấp là ở nhóm trẻ dưới 3 tuổi. Theo thống kê, các loại dị vật đường thở hay gây hóc sặc ở trẻ em là thực phẩm như hạt lạc, hạt cơm, hạt ngô, hạt các loại quả, rau, thịt băm, sữa, cháo và những loại dị vật không phải thức ăn như: viên bi, đinh ốc, hòn tẩy nhỏ, đầu bút chì, viên thuốc, viên đạn đồ chơi… Dị vật to tuy khó gây sặc hơn nhưng lại nguy hiểm hơn do có thể gây bít tắc đường hô hấp lớn. Những vật này rơi vào đường thở bị kẹt lại làm bít tắc đường hô hấp gây ngạt thở cấp, trẻ không thở được tử vong nhanh hay để lại các di chứng não suốt đời nếu không xử trí kịp thời. Các vật sắc nhọn còn đâm thủng gây loét, trầy xước đường thở. Đâm xuyên vào các cơ quan xung quanh, hay vào mạch máu gây chảy máu. Dị vật rơi sâu xuống phế quản, ở lâu gây viêm nhiễm, viêm phổi kéo dài, áp xe phổi,.. ảnh hưởng đến chức năng hô hấp của trẻ rất khó chữa trị.

Để đảm bảo an toàn cho con, cha mẹ cần

– Dõi và luôn bám sát theo con tránh con cầm được những vật nhỏ sắc nhọn rồi đưa vào miệng

– Cho con ăn từ từ và không được vội vã nếu bé lười ăn

– Không cho bé ăn khi bé đang khóc, hay cười giỡn

– Dạy bơi từng bước cho bé, từ cách thở đến thả nổi và vug vẫy đập chân

Tham khảo thêm: Chết đuối cạn ở trẻ em

Cha mẹ muốn con biết bơi và tự dạy bơi cho bé thì cần có đủ kiến thức về bơi lội để có thể dạy cho con đúng kỹ thuật và đảm bảo được an toàn cho con. Tránh những trường hợp bé bị sắc nước hoang mang không biết xử lý thế nào. Tốt nhất hãy đưa con đến trung tâm dạy bơi uy tín có lớp học bơi dành riêng cho trẻ, bé sẽ được thầy cô hướng dẫn học bơi an toàn và hứng thú.

Trung tâm dạy bơi tại Hà Nội hocboi.edu.vn là trung tâm dạy bơi uy tín với chất lượng đào tạo đạt chuẩn quốc tế liên tục mở các lớp và khóa học chuyên sâu phù hợp cho từng đối tường.Đặc biệt lớp học bơi cho trẻ sơ sinh lần đầu tiên được tổ chức giảng dạy ở Việt Nam sẽ là một điều bất ngờ và nhiều thú vị lớn khi đưa con đến học bơi

Xem thêm chi tiết tại đây

Chúng tôi tôi luôn chào đón các bạn đến học bơi

– Địa điểm:

  • Cơ sở 1: Công viên nước  Vinpearlland Water Park Royal City Số 72A Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
  • Cơ sở 2: Bể bơi trong khách sạn Bảo Sơn Số 50 Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội

Vui lòng gọi 09.1900.8998 hoặc 0964.004.066 để được tư vấn trực tiếp hoặc hẹn lịch học .

Chúc các bạn vui vẻ!

 

ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC BƠI

Lớp học bơi bạn đang quan tâm? *

Tags: , , , ,

Bài cùng danh mục

DMCA.com
Copyright © 2015 hocboi.edu.vn. All rights reserved.
Kết nối với chúng tôi
  • Facebook
  • google
  • Rss